Big Slider

Recent Trend

Featured

Landing

Invention

Gia đình có 4 “bảo vật” này, không hưng vượng cũng phú quý

0

Gia đình có 4 “bảo vật” này, không hưng vượng cũng phú quý

Gia đình vĩnh viễn là bến đỗ bình yên, là chốn về ấm áp của mỗi người. Dẫu bản thân ở bên ngoài phải chịu bao nhiêu ấm ức, bất luận đêm hôm khuya khoắt thì ngọn đèn trong gia đình vẫn luôn được thắp sáng vì bạn. Mỗi người đều mong muốn gia đình mình hạnh phúc, giàu sang, nhưng một gia đình hưng vượng như vậy quả thực là điều không dễ. Những gia đình đó thường có 4 “bảo vật” dưới đây.

Ai nấy đều có lòng bao dung

Phàm mọi việc “lùi một bước biển rộng trời cao”. Trong cuộc sống chẳng thể nào mọi sự đều thuận lòng như ý, sẽ khó tránh khỏi những khi bất đồng ý kiến với người khác. Không chỉ khi chung sống với bạn bè mới cần tới lòng khoan dung, mà khi ở cùng người nhà lại càng nên như vậy.

Khi gặp chuyện trái ý, những lời oán trách chỉ là thứ vô dụng. Sự việc đã xảy ra thì cần học cách tiếp nhận nó, chứ không phải một mực chỉ trích người nhà mình. Là những người thân thiết nhất trên đời, cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em bao dung lẫn nhau, gia đình mới có thể hạnh phúc.

Gia đình ai nấy đều có thói quen tiết kiệm

Muốn thành tựu một gia đình, thu xếp ổn thoả mọi chi tiêu, thì cần có một quan niệm tốt về quản lý tài chính, và cần nhớ câu ca dao xưa: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Không lo lắng việc nhà cửa thì không biết rằng mắm muối củi lửa đều đắt đỏ. Có lẽ hiện giờ bạn chưa có khái niệm chính xác về chuyện tiền nong, nhưng khi đã có gia đình nhỏ của mình, sau khi kết hôn bạn sẽ phải chăm sóc những thành viên khác trong gia đình. Cha mẹ dần dần già đi, những tiểu thiên sứ sẽ lần lượt ra đời.

Nếu bạn vẫn quen với cuộc sống độc thân như xưa, thì cuộc sống cơ bản trong gia đình sẽ không thể đảm bảo, giữa vợ chồng sẽ vì chuyện quy hoạch tài chính mà tiếng bấc ném qua, tiếng chì ném lại. Một gia đình như vậy, sao có thể giàu có và chung sống hài hoà được đây?

Ai nấy đều hiếu thuận

Trong “Du Tử Ngâm” viết rằng: “Thuỳ ngôn thốn thảo tâm, báo đắc ba xuân huy”, nghĩa là ta nhận ân tình của cha mẹ như ngọn cỏ dưới nắng xuân, cỏ chẳng thể báo đáp điều ấy vậy. Cha mẹ dành tất cả những điều tốt đẹp cho chúng ta, hết lòng vì chúng ta, dẫu báo đáp tới đâu thì cũng không bằng một phần vạn của nghĩa mẹ tình cha.
Cổ nhân có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”, trong trăm điều thiện hiếu đứng đầu. Con người có hiếu thì cuộc sống mới thuận. Người hiếu thuận ắt có phúc báo.
Tương truyền thời Xuân Thu có Lão Lai Tử vô cùng hiếu thuận. Năm 71 tuổi ông vẫn mặc quần áo sặc sỡ, đóng giả làm cậu bé ngây ngô đuổi gà, đánh đổ thùng nước khiến cha mẹ cười nghiêng ngả. Sau này Lão Lai Tử trở thành tấm gương điển hình về lòng hiếu thuận với cha mẹ.
Con cái không có lòng hiếu thuận là nỗi bi ai lớn nhất của cha mẹ. Cả đời vất vả dưỡng dục con cái trưởng thành, đợi tới khi tóc bạc da mồi, không còn khả năng lao động, mà con cái bất hiếu, thì ngay cả nhu cầu cơ bản của cuộc sống cũng chẳng thể đảm bảo, gia đình sao có thể hạnh phúc được đây?

Gia đình ai nấy đều có lòng yêu thương


Nhân ái hiếu đễ” là mỹ đức văn hoá truyền thống. “Đễ” là chỉ sự yêu thương giữa anh chị em trong gia đình. Họ đều là người thân, chung sống với nhau từ tấm bé, khó có thể tránh khỏi những lúc cãi cọ, nhưng chỉ là lời qua tiếng lại trong những việc vặt vãnh. Khi gặp đại sự, chẳng thể qua loa đại khái cho xong việc.

Một gia đình muốn hạnh phúc, thì anh chị em chung sống hài hoà là điều tất yếu. Khi anh em đồng sức đồng lòng, thì gia đình ấy mới có thể phát triển theo hướng mong đợi.

Trong cuốn “Mặc Tử – Khiêm Ái Thượng” có viết rằng:

Cha chỉ yêu mình, không yêu con, cho nên làm hại con để lợi cho mình; Anh chỉ yêu mình, không yêu em, cho nên làm hại em để lợi cho mình; Vua chỉ yêu mình, không yêu bề tôi, cho nên làm hại bề tôi để lợi cho mình. Thế là vì sao? Tất cả đều sinh ra từ chỗ người ta không thương yêu lẫn nhau.

Mọi việc rối loạn trong thiên hạ đều do những việc ấy mà thôi vậy. Xét những việc ấy từ đâu mà ra? Tất cả đều phát sinh từ chỗ người ta không yêu thương lẫn nhau vậy.

(Bản dịch của Trần Văn Chánh)

Có được bốn bảo vật trên, gia đình không hưng vượng cũng phú quý.
0 nhận xét

Minh Đạo gia huấn - Tiểu bách khoa toàn thư văn hóa truyền thống và giáo dục trẻ em

0

Minh Đạo gia huấn - Tiểu bách khoa toàn thư văn hóa truyền thống và giáo dục trẻ em


Minh Đạo gia huấn" là một tài liệu giáo dục giúp trẻ em hiểu rõ đạo lý làm người, hiếu đễ, trung tín, tôn sư trọng Đạo, từ đó sáng tỏ Đạo (tức quy luật vũ trụ), và có thể "dĩ bất biến ứng vạn biến" (dùng cái bất biến để ứng phó với vạn sự biến đổi), nắm chắc lấy Đạo và Đức để ứng phó với sự đời vạn biến. Ngay cả đối với các bậc phụ huynh thì cuốn sách này cũng rất hữu ích, có thể coi là "Tiểu Bách khoa toàn thư về văn hóa truyền thống và giáo dục trẻ em".
Như vậy "Minh Đạo gia huấn" không phải "Những bài học giáo dục gia đình của Minh Đạo tiên sinh", mà là "Những bài học giáo dục gia đình để làm sáng tỏ Đạo, đạo lý làm người", vì vậy có thể nói là "Dạy con sáng Đạo". Rất nhiều đạo lý được trình bày đơn giản dễ hiểu, dạy con người ứng xử ra sao trong các mối quan hệ thường nhật như trong gia đình, hàng xóm láng giềng, và ngoài xã hội, trong công việc, chức phận... để tạo ra xã hội hài hòa, bình yên, hạnh phúc:
Vua cần kính thần, thần cần trung quân
Cha cần nhân từ, con cần hiếu thuận
Anh cần yêu em, em cần kính anh
Bạn bè cần tín, lớn nhỏ khiêm nhường
Chồng cần hòa ái, vợ thuận theo chồng
Làng xóm thuận hòa, láng giềng nhường nhịn
Chỉ vài câu đơn giản nhưng truyền tải được đạo lý lớn. Ví dụ bài 16 "Phụng dưỡng lễ nghi" đã nói rất rõ chi tiết các tầng thứ và cảnh giới của Đạo Hiếu:
Phụng dưỡng lễ nghi, chẳng kiêng dơ bẩn
Cha mẹ ở nhà, chẳng thể đi xa
Thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ
Chẳng dám hủy hoại, là hiếu khởi đầu
Lập thân hành Đạo, nức tiếng đời sau
Cha mẹ vẻ vang, tận cùng chữ Hiếu

Nhân sinh trăm nghề, học văn hàng đầu Nho sĩ là quý, thơ sách là báu Thánh hiền cổ xưa, đổi con để dạy Đức hạnh thuần hòa, làm thầy, làm bạn. Nguyên văn chữ Hán: 人生百藝,文學爲先 儒士是珍,詩書是寶 古者聖賢,易子而教 德行純和,擇爲師友 Âm Hán Việt: Nhân sinh bách nghệ, văn học vi tiên Nho sĩ thị trân, thi thư thị bảo Cổ giả thánh hiền, dịch tử nhi giáo (1) Đức hạnh thuần hòa, trạch vi sư hữu Diễn giải: Xã hội tồn tại các ngành nghề, phục vụ cho đủ mọi nhu cầu của đời sống. Nghề văn học được coi trọng hàng đầu. Học văn nghĩa là học về văn hóa, văn hiến, văn minh. Người xưa nói "văn dĩ tải Đạo", ý rằng, văn là để chuyển tải Đạo, học văn chính là học để hiểu về Đạo, để biết luân lý, đạo đức cần có để làm người. Nho sĩ là những trí thức thời xưa, là người theo Nho học. Nho giáo là học thuyết luân lý từ thời thượng cổ, được coi là giáo dục chính thống. Nho sĩ thời xưa không ngừng trau dồi tri thức, đạo đức, gây dựng cái nền tảng hiếu nghĩa trung tín, cốt cho xã hội được yên trị mà thái bình, cho nên họ là những người đáng quý. Sách vở xưa là nơi lưu giữ trí tuệ Thánh hiền, truyền tải Đạo đức làm người, ghi chép lịch sử, truyền thụ tri thức cho nên được coi trọng như báu vật, chỉ dẫn đạo để làm người. Các bậc Thánh hiền đổi con cho nhau để dạy, một phần vì phong thái đạo đức người xưa rất cao, coi con người cũng như con mình. Đổi con cho nhau để có thể nghiêm khắc dạy bảo chứ không vì tình thân mà nuông chiều, khó uốn nắn, nói “dao sắc không gọt được chuôi" cũng có hàm ý như thế. (1): "Đổi con để dạy" (dịch tử nhi giáo) có xuất xứ từ điển tích trong sách "Mạnh Tử" Công Tôn Sửu nói: "Người quân tử không tự mình giáo dục con, tại sao vậy?" Mạnh Tử nói: "Bởi vì cả về tình và lý đầu không thông. Cha giáo dục con ắt phải dùng đạo lý đúng đắn. Dùng đạo lý đúng đắn mà con không làm được thì sẽ tức giận. Hễ tức giận thì lại làm tổn thương tình cảm. Con sẽ nói: 'Cha dùng đạo lý đúng đắn giáo dục con, nhưng cách làm của cha lại không đúng đắn'. Như thế giữa cha con sẽ tổn thương tình cảm. Tình cảm cha con tổn thương thì hỏng việc. Thời xưa các bậc làm cha đổi con cho nhau để dạy (Cổ giả dịch tử nhi giáo chi). Giữa cha con không nên cầu toàn trách bị, vì dễ gây ra xa cách. Cha con xa cách thì không có việc gì bất hạnh hơn" Để con cái trở thành người hiền tài thì cần lựa chọn những người có đức hạnh, tính tình thuần chân, hòa ái để làm bạn, làm thầy, bởi vì "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".
Nuôi mà không dạy, là lỗi người cha Dạy mà không nghiêm, là lỗi người thầy Học không chuyên cần, là người con xấu Noi theo người trước, xem xưa biết nay Nguyên văn chữ Hán: 養而不教,乃父之過 教而不嚴,乃師之惰 學問不勤,乃子之惡 後從先覺,鑑古知今 Âm Hán Việt: Dưỡng nhi bất giáo, nãi phụ chi quá (1) Giáo nhi bất nghiêm, nãi sư chi nọa (2) Học vấn bất cần, nãi tử chi ác Hậu tòng tiên giác, giám cổ tri kim Diễn giải: (1), (2): Sách Tam Tự Kinh viết rằng: Nuôi mà không dạy là lỗi người cha. Dạy mà không nghiêm là lỗi người thầy. (nguyên văn: "Dưỡng bất giáo, nãi phụ quá" "Giáo bất nghiêm, sư chi nọa" (nọa, còn có âm là 'đọa') Nuôi dưỡng con cái nếu chỉ cung cấp nhu cầu vật chất mà không giáo dục dạy bảo con đạo nghĩa làm người thì đó là lỗi của người cha. Dạy học trò mà không nghiêm khắc, cẩn thận, thì đó là sự thiếu trách nhiệm của người thầy. Được dạy dỗ nghiêm túc mà không chú tâm, chăm chỉ học hành, thì đó là trò hư, không phải người con ngoan. Xem những tấm gương đức hạnh hiền tài xưa, mà chuyên chú noi theo học tập, biết chuyện thời xưa để hiểu chuyện ngày nay.
Học ba cốt yếu, một chẳng thể thiếu: Cha mẹ khoan hậu, con học chuyên cần, Thầy nghiêm dạy bảo. Nguyên văn chữ Hán: 學有三心, 不可失一 父母厚實, 子學勤敏 嚴師作成 Âm Hán Việt: Học hữu tam tâm, bất khả thất nhất Phụ mẫu hậu thực, tử học cần mẫn Nghiêm sư tác thành Diễn giải: Để thành tựu nghiệp học thì có ba điều trọng yếu không thể thiếu được, đó là cha mẹ khoan hậu, chân thực; con cái học hành cần mẫn; và phải có người thầy nghiêm khắc chỉ dẫn dạy bảo, tác thành.
Người có ba tình, phụng sự như nhau: Cha mẹ sinh thành, ân vua vinh hiển Công thầy truyền dạy Nguyên văn chữ Hán: 人有三情,可事如一 非父不生,非君不榮, 非師不成。 Âm Hán Việt: Nhân hữu tam tình, khả sự như nhất Phi phụ bất sinh, phi quân bất vinh Phi sư bất thành Diễn giải: Con người có ba ân tình, đều phải phụng sự tôn kính như nhau, đó là Cha mẹ, Vua và Thầy. Cha mẹ sinh ra ta, công lao nuôi nấng dưỡng dục lớn như trời bể, do đó phải hiếu kính mẹ cha, cảm ân công ơn cha mẹ sinh thành. Vua bảo vệ và thi hành nền chính trị nhân đức để dân được sống yên ổn, xã hội thái bình thịnh trị, dân ắt có lòng cảm ân bậc quân vương minh hiển. Thầy dạy bảo đạo lý làm người, truyền thụ tri thức, rèn rũa cho ta đức hạnh để ta có thể tạo lập công danh và phẩm cách tốt đẹp, nên không khi nào quên công ơn dạy dỗ của thầy.
Dạy con sáng Đạo: Bài 5 - Người có đạo đức
Người có đạo đức, con cháu thông minh
Người vô đạo đức, con cháu ngu muội
Con trai không dạy, chi bằng nuôi lừa
Con gái không dạy, chi bằng nuôi heo
Ban đầu dạy bảo, phép tắc trước tiên
Không biết hỏi đáp, là kẻ ngu si

Nguyên văn chữ Hán:
有道德者,子孫聰明
無道德者,子孫愚昧
養男不教,不如養驢
養女不教,不如養猪
訓導之初,先守禮法
不知問答,是爲愚癡

Âm Hán Việt:
Hữu đạo đức giả, tử tôn thông minh 

Vô đạo đức giả, tử tôn ngu muội
Dưỡng nam bất giáo, bất như dưỡng lư (1)
Dưỡng nữ bất giáo, bất như dưỡng trư (2)
Huấn đạo chi sơ, tiên thủ lễ pháp
Bất tri vấn đáp, thị vi ngu si

Diễn giải:
Cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đối với việc giáo dục con cái. Cha mẹ đạo đức tốt đẹp ắt sẽ dạy dỗ con cái thông minh. Người mà không có đạo đức thì không cách nào dạy dỗ con tử tế cho nên con cháu ngu muội. Gia đình chính là trường học đầu tiên quan trọng nhất đối với sự trưởng thành của con cái.
(1), (2): Sách giáo dục trẻ em xưa Tăng quảng hiền văn viết rằng: "Nuôi con trai mà không dạy thì như nuôi lừa. Nuôi con gái mà không dạy thì như nuôi lợn". (Nguyên văn: "Dưỡng tử bất giáo như dưỡng lư. Dưỡng nữ bất giáo như dưỡng trư")
Nuôi con trai mà không dạy dỗ thì con không biết đạo lý làm người. Sau này lớn thành người đàn ông có sức lực, mà không có đạo đức thì không bằng con lừa, vì lừa còn có nhiều sức lực hơn.
Nuôi con gái mà không dạy bảo, không biết công dung ngôn hạnh, sau này không thể chăm lo quản lý gia đình, không biết nữ công gia chánh, không có tri thức để dạy bảo con cái nên người... Như thế chẳng phải không bằng nuôi con lợn, vì lợn còn đem lại lợi ích kinh tế hơn.
Thuở ban đầu học tập thì cần học lễ nghi, phép tắc trước tiên, là những nghi thức cơ bản cần có để làm người có văn hoá, biết đối nhân xử thế trong các mối quan hệ xã hội văn minh. Không biết chào hỏi, thưa gửi thì khác chi kẻ ngu si lỗ mãng. Đây cũng chính là ý nghĩa câu "Tiên học lễ, hậu học văn" mà chúng ta thấy ở các trường học hiện nay.

Dạy con sáng Đạo: Bài 6 - Không dạy mà giỏi
Không dạy mà giỏi, chẳng phải Thánh sao?
Dạy rồi mới giỏi, chẳng phải hiền sao?
Dạy vẫn không biết, chẳng phải ngu sao?
Khốn khó rồi biết, chẳng phải trí sao?

Nguyên văn chữ Hán:
不教而善,非聖而何
教而後善,非賢而何
教而不善,非愚而何
困而知之,非智而何

Âm Hán Việt:
Bất giáo nhi thiện, phi thánh nhi hà (1)
Giáo nhi hậu thiện, phi hiền nhi hà (2)
Giáo nhi bất thiện, phi ngu nhi hà (3)
Khốn nhi tri chi, phi trí nhi hà

Diễn giải:
(1), (2), (3): là câu có nguồn gốc từ sách "Tiểu học" của Thiệu Ung, một nhà lý học, dịch học, đạo sĩ đời Bắc Tống, Trung Quốc, nổi tiếng với tác phẩm "Mai hoa dịch số":
Người không được dạy mà trở thành người tài đức, trí huệ thì chính là bậc Thánh nhân.
Người được dạy rồi sau đó trở thành người thiện, người giỏi thì chính là người hiền tài.
Người được dạy rồi mà vẫn không trở thành người thiện, người giỏi thì đúng là kẻ ngu dốt.
Người trong cảnh khốn khó mà giác ngộ chân lý, tức là bậc trí giả.

Dạy con sáng Đạo: Bài 7 - Có ruộng không cày
Có ruộng không cày, kho bồ trống rỗng
Có sách không dạy, con cháu ngu đần
Kho bồ trống rỗng, quanh năm thiếu ăn
Con cháu ngu đần, không tường lễ nghĩa

Chữ Hán:
有田不耕,倉廪空虛
有書不教,子孫頑愚
倉廪空兮,歲時乏食
子孫愚兮,禮義全無

Hán Việt:
Hữu điền bất canh, thương lẫm không hư (1)
Hữu thư bất giáo, tử tôn ngoan ngu (2)
Thương lẫm không hề, tuế thì phạp thực (3)
Tử tôn ngu hề, lễ nghĩa toàn vô (4)

Diễn giải:
Các câu trên (1, 2, 3, 4) có nguồn gốc từ sách giáo dục trẻ em xưa "Tăng quảng hiền văn":
Biếng nhác, có ruộng mà không cày cấy thì không có lương thực dự trữ, kho bồ trống rỗng, đương nhiên lâm vào tình cảm đói kém, thiếu ăn.
Có sách mà không dạy thì con cháu ngu dốt, không biết lễ nghĩa. người không học hành thì không biết đạo lý làm người, không có tri thức..
Con cháu là tương lai của gia đình, gia tộc. Con cháu lười lao động thì tương lai nghèo đói.
Con cháu lười học hành thì ngu dốt, không biết lễ nghi, không hiểu đạo lý, cả cuộc đời vô dụng, gia đình, dòng tộc suy bại.
Câu chuyện tham khảo:
Gia Cát Lượng dạy con

Gia Cát Lượng là bậc kỳ tài sống vào thời Tam Quốc, được Lưu Bị đích thân “tam cố mao lư” ( ba lần đến nhà tranh) cung kính mời phò tá. Ông xuất sơn trợ giúp Lưu Bị, thúc đẩy liên minh Tôn Quyền – Lưu Bị đại phá quân Tào trong trận Xích Bích, đặt nền móng cho thế chân vạc Tam Quốc.
Cuộc đời Gia Cát Lượng là những câu chuyện truyền kỳ. Ông cũng là mẫu người tiêu biểu của văn hóa truyền thống “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, cả đời “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. Lưu Bị trước khi chết đã giao Hậu chủ Lưu Thiền phó thác cho Gia Cát Lượng, thế là việc triều chính, quân sự lớn nhỏ của nhà Thục Hán đều do Gia Cát Lượng xử lý. Tuy là chức quan thừa tướng đứng đầu triều đình, nhưng ông sống vô cùng thanh bạch và liêm khiết. Việc triều chính, việc quân sự ngổn ngang, quanh năm rong ruổi chốn sa trường, ông vẫn chú ý đến giáo dục con. Gia Cát Lượng là mẫu mực của bậc "trung thần" và là người cha nhân từ.
“Tam Quốc chí” có viết, Gia Cát Lượng lúc còn sống đã dâng biểu tấu lên Hậu chủ Lưu Thiền rằng:
“Hạ thần Gia Cát Lượng, trước tiên xin khởi bẩm Hậu chủ rằng:
Nhà hạ thần ở Thành Đô có 800 cây dâu, 15 mẫu ruộng bạc màu, đủ ăn mặc cho anh em, con cháu. Còn hạ thần làm quan ở ngoài, không có thu nhập nào khác, việc ăn mặc của bản thân hạ thần đều theo chế độ cung cấp, ngoài lương ra, không có thu nhập nào khác, không có mưu sinh khác. Đến khi hạ thần chết, vẫn sẽ đảm bảo ở nhà không có lụa dư, ở ngoài không có tài sản, không để phụ lòng bệ hạ.
Khi Gia Cát Lượng chết, quả đúng như những gì ông đã nói”.
Tuy luôn luôn chinh chiến xa nhà nhưng Gia Cát Lượng vẫn rất chú ý giáo dục con cái, ông viết cho con trai một bức thư, chỉ 86 chữ nhưng lại là lời khuyên súc tích cụ thể để học làm người.
Thư Gia Cát Lượng gửi con trai như sau:
Nết người quân tử, tĩnh để tu thân, kiệm dùng dưỡng đức.
Không đạm bạc chí chẳng sáng soi, không tĩnh tâm tiến xa chẳng nổi.
Học cần tâm tĩnh, tài cần phải học.
Không học, tài chẳng mở mang, không chí, chẳng thành nghiệp học.
Biếng nhác ắt chẳng thể tinh thông, nóng nảy sao tu thành tâm tính.
Tháng ngày vùn vụt, ý chí qua đi, thân đã già nua, chưa hiểu sự đời.
Nhà rách sầu bi, hối thì đã muộn”.
Có câu nói: “Trí tuệ chân chính có thể siêu vượt thời không, mãi mãi vẫn mới”. Đọc xong bức thư này, thấy lời nói đó thật chí lý.

Dạy con sáng Đạo: Bài 8 - Người mà không học
Người mà không học, tối như đi đêm
Nghe thơ như điếc, nhìn chữ như mù
Nhỏ mà chăm học, lớn để thực hành
Chính tâm tu thân, tề gia trị quốc

Nguyên văn chữ Hán:
凡人不學, 冥如夜行
聽書如聳,望字如盲
幼而勤學,長則施行
正心修身,齊家治國

Âm Hán Việt:
Phàm nhân bất học, minh như dạ hành
Thính thư như tủng, vọng tự như manh
Ấu nhi cần học, trưởng tắc thi hành (1)
Chính tâm tu thân, tề gia trị quốc (2)

Diễn giải:
Người mà không học thì ngu dốt, đầu óc tối tăm như đi trong đêm.
Nghe người ta đọc sách mà như là điếc vì không hiểu đạo lý trong đó.
Nhìn thấy chữ mà như là mù vì không biết ý nghĩa nội hàm văn tự biểu đạt.
(1) Sách giáo dục trẻ em xưa Tam tự kinh viết rằng: "Trẻ thì học, lớn thực hành". (Nguyên văn: "Ấu nhi học, tráng nhi hành"). Tuổi nhỏ nỗ lực học tập, không ngừng trau dồi bản thân, tu dưỡng phẩm đức và tích lũy tri thức, thì khi trưởng thành mới có đủ năng lực đem sở học ra sử dụng, phụng sự quốc gia, tạo phúc lợi cho người dân.
Chính tâm tức là quy chính cái tâm mình, làm tâm mình suy nghĩ ngay chính, hành động ngay thẳng, chính trực.
Tu thân là luôn nghiêm khắc nhận rõ sai sót của mình để sửa chữa, hoàn thiện bản thân.
Tề gia tức là làm cho gia đình, gia tộc mình tốt đẹp, tề chỉnh, có nề nếp, gia phong.
Trị quốc nghĩa là lo toan việc nước, điều hành đất nước cho có kỷ cương, phép tắc, dân được yên ấm, thái bình.
(2) Văn hóa truyền thống Á Đông cho rằng, trước phải “tu thân” thì mới có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
"Chính tâm tu thân, tề gia trị quốc" có nguồn gốc từ kinh điển Nho gia. Trong sách Đại học, Khổng Tử nói rằng: “Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ (bình thiên hạ), trước phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình (trị quốc). Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình (tề gia). Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, trước hết phải làm cho tâm tư của mình ngay thẳng (chính tâm), đoan chính".

Dạy con sáng đạo: Bài 9 - Trò tu trong nhà
Trò tu trong nhà, từ làng đến nước
Khoa bảng quan tước, đọc sách mà nên
Nghèo mà chăm học, có thể lập thân
Giàu mà chăm học, lại càng vinh hiển

Nguyên văn chữ Hán:
士修於家,自鄉而國
科目朝爵,有讀書人
貧而勤學,可以立身
富而勤學,益榮其名

Âm Hán Việt:
Sỹ tu ư gia, tự hương nhi quốc
Khoa mục triều tước, hữu độc thư nhân
Bần nhi cần học, khả dĩ lập thân (1)
Phú nhi cần học, ích vinh kỳ danh (2)

Diễn giải:
Là học trò, người trí thức thì trước tiên cần tu dưỡng bản thân, trau dồi rèn rũa phép tắc, lễ nghĩa trong các mối quan hệ từ gia đình, dòng tộc, làng xóm, rộng hơn nữa là một công dân với trách nhiệm nghĩa vụ với đất nước. Từ yêu gia đình, người thân mà mở rộng tấm lòng ra đến yêu khắp thiên hạ.
Người vinh hoa, hiển đạt là nhờ vào học hành, dùi mài sách vở, trau dồi tri thức mà thành.
Nếu nghèo khó mà chăm chỉ học hành thì cũng có ngày lập nên công danh sự nghiệp.
Người giàu có mà chăm chỉ học hành thì càng hiển đạt và danh tiếng vang xa.


0 nhận xét

Nước càng nhạt lại càng trong suốt, người càng bình thản cuộc sống lại càng an nhiên.

0

Nước càng nhạt lại càng trong suốt, người càng bình thản cuộc sống lại càng an nhiên.


Nước càng nhạt lại càng trong suốt, người càng bình thản cuộc sống lại càng an nhiên. Rượu có vị nồng, trà có vị thơm nhưng đến một ngày bạn sẽ nhận ra chỉ nước nhạt mới là nước có thể dùng cả đời!
Con người sống trên đời, cơ hội chẳng ai giống ai, nhân duyên mỗi bên mỗi khác, thuận buồm xuôi gió cũng được, trầm bổng lên xuống cũng hay, ta vẫn bình thản như bao ngày thường, đều là vận mệnh của bản thân ta.

Những người đã từng đi ngang qua đời ta, những người mà ta vô tình chạm mặt, những người mà ta gặp để rồi biệt ly, thì hết thảy đều là duy nhất trong đời. Rơi vào tình huống nào, đều không nên chê trách thói đời, không buông bỏ ranh giới cuối cùng, cũng không cần đố kỵ oán hận người khác.

Không tham, dục niệm sẽ ít; không sân, lòng ta bình thản; không cầu, tâm thường biết đủ. Gặp được nhau hãy biết trân quý, đừng đợi đến lúc đánh mất rồi mới biết luyến tiếc một đời.

Xem nhẹ được và mất, bình thản trước phồn hoa

Trăm năm không ngắn, cũng không dài. Vinh nhục thị phi trong đời vốn chẳng phải là điều quan trọng lắm. Sống khờ khạo một chút, phóng khoáng một chút cũng đâu mất gì, phải không?

Ung dung, điềm đạm thì sống lâu. Hối hả, vội vàng thì thân tâm mỏi mệt, lòng sinh oán khí, tâm ý hóa thành tro, quả là một chuyện không ai muốn.

Thời nay, người người lao mình vào vòng xoáy kim tiền, tranh đấu chỉ vì chút lợi ích, nhọc thân tốn sức mong thu về được càng nhiều tiền của càng tốt rốt cuộc cũng chỉ là mong có một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc hơn.


Tuổi trẻ khí lực hăng hái, sôi nổi tráng kiện thì chỉ mong sao kiếm được nhiều tiền. Đến khi về già, tiền bạc rủng rỉnh lại chỉ ước sao có sức khỏe và thời gian thanh xuân. Con người cứ sống trong cái nghịch lý như vậy đó.
Người thanh thản thì lúc nào cũng nuôi dưỡng một tâm hồn bay bổng, tự tại, trái tim thỏa sức thổn thức với những niềm vui của cõi đời. Đồng thời, hãy quên đi tất cả vui buồn chốn trần gian, cõi tục. Hãy bước qua hết thảy mâu thuẫn, trái ngang. Hãy nhẹ nhàng xả bỏ hết thảy những niềm ân oán như phủi bụi trên bàn tay.

Và rồi bạn sẽ nhận ra cả một đời này không phải dành để oán hận một người không đáng, buồn đau những chuyện của ngày hôm qua. Hãy sống đơn giản, thanh thản, ông Trời sẽ có an bài tốt nhất.

Có thể buông bỏ mới có thể nắm giữ

Đời người có thể buông bỏ mới có thể nắm giữ, có xả mới có đắc, được hay mất trong lòng ta tự biết. Chỉ một câu nói giản đơn, nhưng đã bao hàm biết bao trí huệ và đạo lý xử thế trong đời.

Bởi vì, người rộng lượng mới hiểu được siêu thoát, người chân thành mới biết được hiến dâng, người hạnh phúc mới hiểu được buông bỏ, người trí huệ mới hiểu rõ được và mất.

Đời người, cùng lúc tìm kiếm được cũng là lúc luôn phải phó xuất; nếu có thể nhận thức được và mất một cách chính xác, con người sẽ hiểu rõ “được – mất” là song hành, cũng là lẽ tất nhiên. Do đó, mất đi cũng đừng quá đau khổ, chỉ cần tìm về bản thân mà làm chủ chính mình trong sự mất mát đó.

Hạnh phúc của đời người, một nửa nên tranh, một nửa nên thuận

“Tranh” không phải là tranh chấp với người khác, mà là với khổ đau. Không hạnh phúc nào có được dễ như trở bàn tay, mà phải cố gắng phấn đấu, nỗ lực hết mình, mới có thể từng bước từng bước đến gần hơn tới bến bờ hạnh phúc. “Thuận” không phải là gặp sao hay vậy, mà là biết dừng lại đúng lúc mà an vui sau này.

Bởi sự hạn chế của năng lực và điều kiện, rất nhiều người và sự việc chỉ có thể thích ứng trong một tình cảnh, tùy duyên mà dừng lại. Không tranh với người, vậy nên đời người ít tiếc nuối; lòng luôn thuận theo, bởi biết đủ nên thường an vui.

Nước càng nhạt thì càng trong suốt; người càng bình thản thì càng vui vẻ an nhiên

Tâm thiện thì gương mặt dịu hiền, tâm từ thì dáng vẻ nhu hòa. Nước càng nhạt thì càng trong suốt; con người càng bình thản thì càng vui vẻ, an nhiên. Bình thản, khiến con người ta giản đơn; giản đơn, khiến người ta vui vẻ.

Tâm thiện, tự nhiên xinh đẹp; tâm thẳng, tự nhiên chân thành; tâm từ, tự nhiên nhu hòa; tâm tịnh, tự nhiên trang nghiêm. Lẳng lặng mà cảm ngộ, phủi đi bụi trần của năm tháng, lấy một trái tim không vướng bụi trần mà trở về với nguồn gốc ban sơ, dùng một trái tim cảm ân đối đãi với hết thảy của cuộc đời.

Hiểu được từ bỏ sẽ đạt đến vẻ đẹp của sự trưởng thành. Nhìn rõ một người hà tất phải vạch trần; chán ghét một người hà tất phải trở mặt. Còn sống, thì sẽ luôn có người bạn thấy không vừa mắt, cũng như không phải tất cả mọi người đều thấy bạn thuận mắt.

Sự trưởng thành của người ta không phải ở tuổi tác, mà là hiểu rõ lẽ được-mất, biết được buông bỏ, học cách viên dung, hóa giải mâu thuẫn. Có những nỗi khổ tâm không nói hết được, không phải trong lòng vô cảm, mà là biết rằng dù nói hay không cũng đều như nhau. Những vết thương kia, không phải ta không để tâm, mà bởi ta đã biết cách chữa lành nó thế nào…

3 thứ nhất định phải có trong đời

Ở đời có thể không có nhà lầu xe hơi, bạc vàng một núi nhưng nhất định phải sở hữu mấy thứ này:


1. Một người tri kỷ
2. Một ấm trà ngon
3. Một sự thanh thản

Người tri kỷ khó tìm, cơ hồ vạn năm kết duyên cũng chỉ là để một kiếp được kề vai bên nhau. Người ta nói, kiếp trước có ngoái đầu nhìn nhau thì kiếp này mới có thể gặp gỡ. Ôi, người tri kỷ kết giao đạm bạc như nước mà cũng thanh tao như nước vậy!

Cuối cùng là sự thanh thản. Ngày tháng thoi đưa, đời người ngoảnh lại cũng chỉ thấy bộn bề bể dâu, bao nỗi nhọc nhằn, oan trái.

Thanh thản chính là thứ khó kiếm nhất trong đời. Người thanh thản thì tâm rộng mở. Tâm rộng mở thì cõi lòng tràn ngập độ lượng, dung chứa được cả đất trời, thản đãng, chẳng gợn bụi trần ai.

Người giàu chưa chắc đã thanh thản, kẻ thông minh không hẳn được hưởng phúc dài lâu. Ở đời, đôi khi hãy làm một kẻ ngốc chịu thiệt thòi.

Ngốc một chút có sao, chịu thiệt về mình một chút có sao? Miễn vẫn là ung dung, khoan khoái hưởng thái bình, miễn vẫn là giữ được cái gốc thiện lương, thì trăm năm này chính là chẳng phí hoài vậy.

Sưu tầm
0 nhận xét

Muốn trọn đời an yên suôn sẻ, hãy học cách sống như NƯỚC

0

Muốn trọn đời an yên suôn sẻ, hãy học cách sống như NƯỚC


Nước chảy cuối dòng thành thác nước, người đến cùng đường người hồi sinh. Sống như nước là cả một nghệ thuật không phải ai cũng đạt được.
Lão Tử nói: “Cái thiện cao nhất như nước. Nước thiện, lợi cho vạn vật mà không tranh, ở chỗ mọi người đều không thích, nên gần với Đạo. Tìm chỗ đứng như nước, thuận theo tự nhiên. Giữ tâm như vực sâu, tĩnh lặng sâu sắc.
Cư xử với người như nước, nhân từ hòa ái. Lời nói như nước, chân thành thủ tín. Xử lý chính sự trong sạch như nước, thịnh trị thái bình. Xử sự như nước, dung hợp phát huy hết thảy. Hành động như nước, tùy thời mà đầy hay cạn. Không tranh với ai, nên không ai oán trách”.
Làm người cũng như nước vậy, nước mềm mại, thuận theo vật mà biến đổi hình dáng. Ở trong biển nước có hình của biển, ở trong sông nước có hình của sông, ở trong chén nước có hình của chén, ở trong bình nước có hình của bình.
Cái thiện cao nhất như nước, theo cái thiện tự nhiên như nước chảy, đời người như nước, tùy duyên mà yên định.
Làm người như nước, có thể thích ứng bất cứ hoàn cảnh nào, cũng giống như nước, có thể bao dung vạn vật, bản thân lại vô cùng thuần tĩnh.
Học được cách sống như nước sẽ khiến bản thân luôn an vui, hạnh phúc

Không tranh giành

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật, phù duy bất tranh, cố vô vưu” (Nước là tốt nhất, nước đem lại lợi ích cho muôn vật mà lại không tranh giành).
Đặc tính của nước là tồn tại vì vạn vật, không tranh giành cao thấp, cũng không tự cho mình là hiểu biết, lại không khoe khoang bản thân. Bởi vì không tranh giành nên nó không có oán hận âu lo.


Vô ngã

Đại đạo rộng lớn như mặt nước không chỗ nào không chảy đến, vạn vật đều dựa vào nó mà tồn tại, sinh trưởng, tuy nhiên, nước lại không hề chối từ trách nhiệm, đem mình kính dâng cho tự nhiên mà không đòi hỏi bất cứ sự đền đáp nào.
Hạ mình ở chỗ thấp
Hạ mình ở chỗ thấp là có thể cùng một chỗ với quảng đại quần chúng, hấp thụ thêm nhiều dinh dưỡng để làm phong phú bản thân. Cổ nhân nói: “Thiện dụng nhân giả vi chi hạ”, tức là khéo dùng người thì cần hạ mình ở dưới người.

Mềm mại

Thiên hạ không có gì mềm mại bằng nước, mà cũng không có gì có sức công phá hơn được nước”,bởi vì mềm mỏng là thể hiện của sức mạnh sinh mệnh. Trong sách “Bão phác tử” phần ngoại thiên của tác giả Cát Hồng đã nói “Kim dĩ cương chiết, thủy dĩ nhu toàn”, có ý rằng kim loại vì cứng mà gãy, nước nhờ mềm mại mà vẹn toàn.



Vị tha

Nước được xưng là có lòng bao dung vĩ đại, bất luận là ân oán, đúng sai, vô luận là giọt nước ở sông lớn hay dòng suối nhỏ, đều có thể giống như Lâm Tắc Từ (tướng nhà Thanh) đã nói: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại, bích lập thiên nhận, vô dục tắc cương“ (ý nói biển lớn dung nạp trăm nghìn dòng sông, tấm lòng bao dung mới có thể trở nên vĩ đại, vách núi nghìn trượng sừng sững, không mang dục vọng thì có thể giữ mình cương trực).
Nó không cố chấp, không cao ngạo tự cao tự đại. Nước có thể lật thuyền mà cũng có thể nâng thuyền, nước có trăm điều thiện mà không một điều dối lừa, nước thật quá hữu dụng!
0 nhận xét

Để có trí tuệ như người Do Thái

0

Để có trí tuệ như người Do Thái


Người Do Thái luôn được gắn với phẩm chất về trí tuệ và chất xám. Họ thành công trong nhiều lĩnh vực, hơn 17% những nhà hoa học hàng đầu là người Do Thái trong khi dân tộc này chỉ chiếm 1% dân số loài người.
Có 1/3 triệu phú Mỹ và 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ là người Do Thái. Không còn nghi ngờ gì  nữa, Do Thái có lẽ là dân tộc giàu có nhất trên thế giới nếu tính về tài năng. Những cái tên sau nói lên những thành công vĩ đại mà dân tộc nhỏ bé này đạt được: Albert Einstein, Sigmund Freud, Karl Marx, thậm chí chúa Jesus cũng là người Do Thái...
Tại sao một dân tộc thiểu số như người Do Thái lại thành công nhiều hơn, chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong số 1% dân số giàu nhất thế giới? Chúng ta có thể học hỏi bài học gì từ dân tộc này?
Hãy thử tìm hiểu những kỹ năng và phương pháp độc đáo, cơ bản mà người Do Thái sử dụng để phát triển trí tuệ.
1. Nguyên tắc của trí tưởng tượng:
Đối với người Do Thái, sử dụng trí tưởng tượng là một việc mang tính bản năng. Đó là yêu cầu cơ bản và thiết yếu nhất trong việc phát triển trí tuệ. Thực tế chứng minh rằng trí tưởng tượng còn mạnh hơn cả thực tại. Nhà nước Israel là một sáng kiến không tưởng thành quả của trí tưởng tượng mạnh mẽ. Một đất nước cằn cỗi, không nước, không tài nguyên thiên nhiên nhưng bằng trí tưởng tượng họ đã tìm cách tồn tại và đã phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào trí tưởng tượng có thể vượt qua thực tại tồi tệ nhất.
Ý tưởng cơ bản của người Do Thái là: Hãy đặt ra những mục tiêu phi thực tế đến không tưởng, và sau đó hãy suy nghĩ một cách thực tế về việc bạn có thể đạt được những điều đó bằng cách nào, bới vì không có gì là không thể cả.
Nguyên tắc của trí tưởng tượng mang ý nghĩa tiên tri - Nhận thức điều bất khả thi bằng những phương thức khả thi.
2. Khả năng thích ứng với hoàn cảnh, mức độ tiếp thu cái mới cao nhưng đừng bao giờ cảm thấy hài lòng, thỏa mãn hay đạt đến độ thoải mái:
Luôn thay đổi và tìm kiếm điều mới mẻ. Khi một người ở một nơi quá lâu sẽ tạo cho mình một hàng rào nhận thức. Anh ta không có đủ sự khích lệ bởi vì anh ta đã biết mọi thứ, chẳng còn gì mới mẻ nữa nên giác quan bị cùn đi. Khi thay đổi địa điểm mới, môi trường mới những tác nhân kích thích luôn thay đổi mài giũa giác quan, tăng cường khả năng tiếp thu và thúc đẩy sự sáng tạo tất cả những thứ này giúp ta đối mặt với hoàn cảnh mới. Ví dụ, khi ta quay trở về nhà sau khi đã ở nước ngoài một thời gian ta cảm thấy từng trải hơn, có thêm nhiều kinh nghiệm sống, thấy được những
điều mới mẻ, thông minh và khéo léo hơn.
3. Luôn học hỏi và không bao giờ được coi bất cứ điều gì là chuyện hiển nhiên:
Nguyên lý cơ bản của trí thông minh Do Thái là sự quan tâm cho học hành và giáo dục. Ai cũng có khao khát cơ bản là được hiểu biết nhưng không phải lúc nào cũng có điều kiện. Người Do Thái thì khác. Một người có thể sống mà không có vật chất nhưng không thể sống trong sự ngu dốt.
Trong suốt lịch sử, người Do Thái luôn sống ở những nơi tồi tàn. Một cậu bé có thể không có nổi một miếng thịt nhưng không thể không có sách vở. Bố mẹ cậu bé có thể chẳng kiếm được đồng nào khi làm giáo viên bán thời gian nhưng đổi lại, họ sẽ nhận được những điều quý giá hơn-sự kính trọng và danh dự. Đề cao việc học hành là một giá trị rất cao đối với người Do Thái. Tương lai của một đất nước dựa vào giáo dục. Người Do Thái sử dụng cái đầu, sau đó mới đến chân tay. Phát triển trí óc luôn đi trước phát triển thân thể.
Đạo Do Thái có một nguyên tắc là không bao giờ được coi bất cứ điều gì là chuyện đương nhiên. Luôn đặt câu hỏi và không phải mù quáng chấp nhận tất cả những điều được truyền đạt. Cần phải kiểm tra tất cả, nghiên cứu và đưa ra câu hỏi. Học tập không phải là học thuộc như vẹt những điều về quá khứ mà phải là lời mời gọi thảo luận về tương lai.
4. Tìm nguồn cảm hứng và nâng cấp sự sáng tạo:
Cảm hứng sinh ra sự tự tin. Nó đánh thức niềm tin và sức mạnh trong ta mà ta không hề nhận ra là mình có. Nó giúp ta phát huy tốt nhất khả năng của mình. Có thể nói cảm hứng chính là nút khởi động, nguồn năng lượng cho ta. Chính cảm hứng đó cũng là thứ giúp tăng tốc những khả năng của ta.
Vì vậy, hãy tìm cho ta một người truyền cảm hứng.
Kinh nghiệm là người thầy tốt nhất. Không ai khôn ngoan hơn một người rút ra được bài học từ những kinh nghiệm. Nếu luôn học hỏi từ thành công và thất bại của chính mình sẽ mất rất nhiều thời gian. Hãy học những bài học thành công của người khác. Đây là cách đẩy nhanh quá trình học hỏi. Nếu ta có thể học được cái mà người khác phải mất hành năm mới có được. Chỉ cần xây dựng lại những thành công của người khác mà không cần đầu tư thời gian như trước đó họ đã làm. Tất cả những gì ta cần làm là học hỏi những việc làm tương tự và thực hiện đúng theo cách đó. Trí tuệ là tài sản vĩ đại nhất của một con người và khả năng dành được tài sản này hoàn toàn nằm trong khả năng của ta, ở bất cứ nơi đâu và bất cứ từ người nào. Học hỏi bất cứ ai có thể có ích cho ta một điều cực kỳ đáng giá.
5. Luôn luôn ghi nhớ và không bao giờ lãng quên:
Chúng ta luôn nhớ những điều chúng ta thực sự cần nhớ. Người Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới được ban cho một điều răn mà họ có trách nhiệm phải ghi nhớ trong Kinh Thánh của họ. Từ "nhớ" xuất hiện nhiều lần trong Kinh Thánh và động lực ghi nhớ là mệnh lệnh trực tiếp từ Chúa. Động cơ phát triển trí nhớ của người Do Thái là: Chúng ta (người Do Thái) có trách nhiệm dạy Kinh Thánh cho con cháu mình để chúng có thể biết được về những nguyên tắc và những câu chuyện về tổ tiên, để chúng đi đúng con đường mà tổ tiên và ta đã đi...và chúng không thể nói rằng mình không biết." Tương lai của người Do Thái có nền tảng là quá khứ, một quá khứ mà người Do Thái có nghĩa vụ truyền lại và tiếp tục.
Ghi nhớ mọi thứ là để sống còn. Cuộc sống dựa trên trí nhớ. Ghi nhớ và lưu trử thông tin trong đầu thay vì trên tờ giấy hoặc máy tính. Hãy trông cậy và tin tưởng vào trí nhớ. Hãy lấy động cơ là những điều bạn muốn ghi nhớ.
Trong học tập làm sao để ghi nhớ tốt: Bí quyết là ghi chép nên viết mực đen trên giấy trắng, viết những đoạn văn bản thành những cột thay vì thành hàng dài, nét chữ rõ ràng, rời nhau, không bị dính vào nhau giúp tăng khả năng tập trung, khả năng tiếp thu của bộ não. Trình bày thông tin theo từng khối có mối quan hệ với nhau.
Tiếp theo hãy tìm một người có cùng mối quan tâm (bạn học) và tranh luận về chủ đề cần biết. Ta thường ghi nhớ tốt hơn trong trạng thái bị kích thích. Cử động đu đưa của cơ thể cũng giúp khả năng tập trung chú ý và suy nghĩ của con người ở mức độ nhất định. Một điều lưu ý nữa là học trong trạng thái vui vẽ.Tạo động cơ tốt cho việc học tập. Ôn luyện thường xuyên.
Như vậy, từ ngàn xưa người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Do vậy, giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc hình thành trí thông minh.
0 nhận xét

Giá trị của giáo dục

0

Giá trị của giáo dục


Education is an essential part of intellectual freedom, and one of its main values is improving how students view, exist in and participate in the world. Because education is a social event for most people, it encourages sharing of ideas and experiences among students, which helps students become better members of the community by teaching morals, ethics and community responsibility. Without education, for example, students would be unable to understand the benefits of volunteering.
Giáo dục là một phần thiết yếu của tự do trí tuệ, và một trong những giá trị chính của nó là cải tiến cách nhìn nhận, tồn tại và tham gia vào thế giới của học sinh. Vì giáo dục là một sự kiện xã hội cho hầu hết mọi người, nó khuyến khích chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm giữa các sinh viên, giúp học sinh trở thành thành viên tốt hơn của cộng đồng bằng cách giảng dạy đạo đức, luân lý và trách nhiệm cộng đồng. Ví dụ, nếu không có giáo dục học sinh sẽ không thể hiểu được lợi ích của hoạt động tình nguyện.




Thêm vào đó, giáo dục giúp khuyến khích học sinh tự rèn luyện bản thân và tìm kiếm thông tin. Nó cung cấp cho học sinh cơ hội để học hỏi về nhiều điều khác nhau, bao gồm nghệ thuật, thể thao, toán, văn học và lịch sử, để sinh viên có thể khám phá những gì họ yêu thích. Điều này tạo cho họ những điều cơ bản cần thiết để thành công trong cuộc đời qua đó là sự nghiệp và học vấn.

Education comes in many forms, including trade apprenticeships and formal post-secondary education. Both of these give the students the ability to improve their socioeconomic standing by giving them the tools and skills necessary to get better jobs. Better jobs usually mean more money, which lets the student lead a better quality of life.
Giáo dục có nhiều hình thức, bao gồm học nghề và đào tạo sau trung học chính quy. Cả hai hình thức đều cho phép sinh viên có khả năng cải thiện vị thế kinh tế xã hội bằng cách cung cấp cho họ những công cụ và kỹ năng cần thiết để có được việc làm tốt hơn. Việc làm tốt hơn thường có nghĩa là nhiều tiền hơn, giúp sinh viên có được chất lượng cuộc sống tốt hơn.
0 nhận xét