Recent Trend

Để có trí tuệ như người Do Thái

0
0

Người Do Thái luôn được gắn với phẩm chất về trí tuệ và chất xám. Họ thành công trong nhiều lĩnh vực, hơn 17% những nhà hoa học hàng đầu là người Do Thái trong khi dân tộc này chỉ chiếm 1% dân số loài người.
Có 1/3 triệu phú Mỹ và 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ là người Do Thái. Không còn nghi ngờ gì  nữa, Do Thái có lẽ là dân tộc giàu có nhất trên thế giới nếu tính về tài năng. Những cái tên sau nói lên những thành công vĩ đại mà dân tộc nhỏ bé này đạt được: Albert Einstein, Sigmund Freud, Karl Marx, thậm chí chúa Jesus cũng là người Do Thái...
Tại sao một dân tộc thiểu số như người Do Thái lại thành công nhiều hơn, chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong số 1% dân số giàu nhất thế giới? Chúng ta có thể học hỏi bài học gì từ dân tộc này?
Hãy thử tìm hiểu những kỹ năng và phương pháp độc đáo, cơ bản mà người Do Thái sử dụng để phát triển trí tuệ.
1. Nguyên tắc của trí tưởng tượng:
Đối với người Do Thái, sử dụng trí tưởng tượng là một việc mang tính bản năng. Đó là yêu cầu cơ bản và thiết yếu nhất trong việc phát triển trí tuệ. Thực tế chứng minh rằng trí tưởng tượng còn mạnh hơn cả thực tại. Nhà nước Israel là một sáng kiến không tưởng thành quả của trí tưởng tượng mạnh mẽ. Một đất nước cằn cỗi, không nước, không tài nguyên thiên nhiên nhưng bằng trí tưởng tượng họ đã tìm cách tồn tại và đã phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào trí tưởng tượng có thể vượt qua thực tại tồi tệ nhất.
Ý tưởng cơ bản của người Do Thái là: Hãy đặt ra những mục tiêu phi thực tế đến không tưởng, và sau đó hãy suy nghĩ một cách thực tế về việc bạn có thể đạt được những điều đó bằng cách nào, bới vì không có gì là không thể cả.
Nguyên tắc của trí tưởng tượng mang ý nghĩa tiên tri - Nhận thức điều bất khả thi bằng những phương thức khả thi.
2. Khả năng thích ứng với hoàn cảnh, mức độ tiếp thu cái mới cao nhưng đừng bao giờ cảm thấy hài lòng, thỏa mãn hay đạt đến độ thoải mái:
Luôn thay đổi và tìm kiếm điều mới mẻ. Khi một người ở một nơi quá lâu sẽ tạo cho mình một hàng rào nhận thức. Anh ta không có đủ sự khích lệ bởi vì anh ta đã biết mọi thứ, chẳng còn gì mới mẻ nữa nên giác quan bị cùn đi. Khi thay đổi địa điểm mới, môi trường mới những tác nhân kích thích luôn thay đổi mài giũa giác quan, tăng cường khả năng tiếp thu và thúc đẩy sự sáng tạo tất cả những thứ này giúp ta đối mặt với hoàn cảnh mới. Ví dụ, khi ta quay trở về nhà sau khi đã ở nước ngoài một thời gian ta cảm thấy từng trải hơn, có thêm nhiều kinh nghiệm sống, thấy được những
điều mới mẻ, thông minh và khéo léo hơn.
3. Luôn học hỏi và không bao giờ được coi bất cứ điều gì là chuyện hiển nhiên:
Nguyên lý cơ bản của trí thông minh Do Thái là sự quan tâm cho học hành và giáo dục. Ai cũng có khao khát cơ bản là được hiểu biết nhưng không phải lúc nào cũng có điều kiện. Người Do Thái thì khác. Một người có thể sống mà không có vật chất nhưng không thể sống trong sự ngu dốt.
Trong suốt lịch sử, người Do Thái luôn sống ở những nơi tồi tàn. Một cậu bé có thể không có nổi một miếng thịt nhưng không thể không có sách vở. Bố mẹ cậu bé có thể chẳng kiếm được đồng nào khi làm giáo viên bán thời gian nhưng đổi lại, họ sẽ nhận được những điều quý giá hơn-sự kính trọng và danh dự. Đề cao việc học hành là một giá trị rất cao đối với người Do Thái. Tương lai của một đất nước dựa vào giáo dục. Người Do Thái sử dụng cái đầu, sau đó mới đến chân tay. Phát triển trí óc luôn đi trước phát triển thân thể.
Đạo Do Thái có một nguyên tắc là không bao giờ được coi bất cứ điều gì là chuyện đương nhiên. Luôn đặt câu hỏi và không phải mù quáng chấp nhận tất cả những điều được truyền đạt. Cần phải kiểm tra tất cả, nghiên cứu và đưa ra câu hỏi. Học tập không phải là học thuộc như vẹt những điều về quá khứ mà phải là lời mời gọi thảo luận về tương lai.
4. Tìm nguồn cảm hứng và nâng cấp sự sáng tạo:
Cảm hứng sinh ra sự tự tin. Nó đánh thức niềm tin và sức mạnh trong ta mà ta không hề nhận ra là mình có. Nó giúp ta phát huy tốt nhất khả năng của mình. Có thể nói cảm hứng chính là nút khởi động, nguồn năng lượng cho ta. Chính cảm hứng đó cũng là thứ giúp tăng tốc những khả năng của ta.
Vì vậy, hãy tìm cho ta một người truyền cảm hứng.
Kinh nghiệm là người thầy tốt nhất. Không ai khôn ngoan hơn một người rút ra được bài học từ những kinh nghiệm. Nếu luôn học hỏi từ thành công và thất bại của chính mình sẽ mất rất nhiều thời gian. Hãy học những bài học thành công của người khác. Đây là cách đẩy nhanh quá trình học hỏi. Nếu ta có thể học được cái mà người khác phải mất hành năm mới có được. Chỉ cần xây dựng lại những thành công của người khác mà không cần đầu tư thời gian như trước đó họ đã làm. Tất cả những gì ta cần làm là học hỏi những việc làm tương tự và thực hiện đúng theo cách đó. Trí tuệ là tài sản vĩ đại nhất của một con người và khả năng dành được tài sản này hoàn toàn nằm trong khả năng của ta, ở bất cứ nơi đâu và bất cứ từ người nào. Học hỏi bất cứ ai có thể có ích cho ta một điều cực kỳ đáng giá.
5. Luôn luôn ghi nhớ và không bao giờ lãng quên:
Chúng ta luôn nhớ những điều chúng ta thực sự cần nhớ. Người Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới được ban cho một điều răn mà họ có trách nhiệm phải ghi nhớ trong Kinh Thánh của họ. Từ "nhớ" xuất hiện nhiều lần trong Kinh Thánh và động lực ghi nhớ là mệnh lệnh trực tiếp từ Chúa. Động cơ phát triển trí nhớ của người Do Thái là: Chúng ta (người Do Thái) có trách nhiệm dạy Kinh Thánh cho con cháu mình để chúng có thể biết được về những nguyên tắc và những câu chuyện về tổ tiên, để chúng đi đúng con đường mà tổ tiên và ta đã đi...và chúng không thể nói rằng mình không biết." Tương lai của người Do Thái có nền tảng là quá khứ, một quá khứ mà người Do Thái có nghĩa vụ truyền lại và tiếp tục.
Ghi nhớ mọi thứ là để sống còn. Cuộc sống dựa trên trí nhớ. Ghi nhớ và lưu trử thông tin trong đầu thay vì trên tờ giấy hoặc máy tính. Hãy trông cậy và tin tưởng vào trí nhớ. Hãy lấy động cơ là những điều bạn muốn ghi nhớ.
Trong học tập làm sao để ghi nhớ tốt: Bí quyết là ghi chép nên viết mực đen trên giấy trắng, viết những đoạn văn bản thành những cột thay vì thành hàng dài, nét chữ rõ ràng, rời nhau, không bị dính vào nhau giúp tăng khả năng tập trung, khả năng tiếp thu của bộ não. Trình bày thông tin theo từng khối có mối quan hệ với nhau.
Tiếp theo hãy tìm một người có cùng mối quan tâm (bạn học) và tranh luận về chủ đề cần biết. Ta thường ghi nhớ tốt hơn trong trạng thái bị kích thích. Cử động đu đưa của cơ thể cũng giúp khả năng tập trung chú ý và suy nghĩ của con người ở mức độ nhất định. Một điều lưu ý nữa là học trong trạng thái vui vẽ.Tạo động cơ tốt cho việc học tập. Ôn luyện thường xuyên.
Như vậy, từ ngàn xưa người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Do vậy, giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc hình thành trí thông minh.